Top 5 bí ẩn sông Tô Lịch – Cùng Top 5 Lạ Kỳ mở rộng kiến thức về Âm Dương
Xin chào các bạn đến với top 5 lạ kỳ. Rất vui vì được gặp lại các bạn trong video ngày hôm nay. Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học và kĩ thuật, mọi sự vật sự việc đều được nhìn nhận dưới con mắt của khoa học. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống có những hiện tượng tâm linh đến thời điểm hiện tại vẫn là một dấu hỏi lớn mà khoa học không thể giải thích. Và bí ẩn sông Tô Lịch là một trong số đó .
Sông Tô Lịch xưa kia từng là một phân lưu của sông Hồng. Đưa nước từ thượng lưu của sông Hồng sang sông Nhuệ. Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống ở thời nhà Tấn đô hộ sứ sở Giao chỉ. Đến thời nhà Đường nơi đây là vị trí xây dựng hẻm Bể la. Đây cũng là nơi hợp thủy của 3 con sông nổi tiếng với nhiều lời đồn trấn yểm của người Tàu và hàng trăm câu chuyện kỳ bí xung quanh.Ngay bây giờ hãy cùng chúng tớ khám phá bí mật của con sông này nhé.
Contents
1. Sông Tô Lịch ngày nay
Ngày nay sông Tô Lịch chỉ còn lại gần 20 km chiều dài và thuyền nhỏ chỉ lưu thông được trong từng đoạn ngắn. Sông bắt đầu từ phương Nghĩa đô thuộc Quận Cầu Giấy, phía nam đường Hoàng Quốc Việt chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng, đường Khương đình và đường Kim Giang về phía nam ,Tây Nam rồi ngoặt sang phía đông nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.

Sông Tô Lịch ngày nay
Nếu ngày trước hai bên bờ sông buôn bán tấp nập thì từ khi bị lấp sông chỉ là một dòng thoát nước của thủ đô Hà Nội, bị ô nhiễm nặng nề bốc mùi hôi thối.
Từ cuối những nưm 1990 và thời điểm chuyển giao sang thế kỉ 21, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét ven sông, và được làm sạch và mục đích cải tạo , quy hoạch thành phố.
Cũng chính bao lần cải tạo này những hiện tượng huyền bí kì lạ đã xảy ra. Có nhiều người cho rằng đó là một sự trường hợp ngẫu nhiên. Song những câu chuyện được kể lại khiến người trong cuộc đã phải vô cùng ám ảnh. Và bản thân mỗi người trong chúng ta không khỏi có cảm giác kinh sợ rùng mình.
2. Thánh vật sông Tô Lịch
Chi tiết câu chuyện xin được thuật lại như sau: vào tháng 6/2001, công ty liên doanh xây dựng VNC đã trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội CPTA. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá bờ sông Tô Lịch.
Ngay ngày đầu tiên đi khảo sát thực địa ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội xây dựng số 12, trực tiếp chỉ huy thi công đoạn qua làng An Phú phường NGhĩa đô quận Cầu giấy đã phát hiện ra một ngôi đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi đền có từ thời Tý.

Thánh vật sông Tô Lịch
Mặc dù không quá tin những chuyện tâm linh xong nghĩ có thờ có thiêng có kiêng có lành ngày 15/8/2001, ông Cường cùng một số người nữa vào làm lễ trong đền Quán Đôi. Cùng lúc đó cho máy xúc , máy ủi xuống khởi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì bỗng nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng lên cháy rực. Sau đó ông Cường cảm thấy ngực mình bị đau buốt , cắm hương lên bát hương vài giây sau ngoài công trường báo về có sự cố. Các anh em thi công phát hiện cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn bố trí ất lạ dưới lòng sông.
Ông cường thấy vậy cũng không nghĩ nhiều liên chỉ huy cho máy nhổ cọc lên thế nhưng chiếc máy xúc vừa nhổ được hai chiếc cọc thì từ từ rơi xuống sông không có cách nào giữ được, chẳng mấy chốc nước và bùn đã tràn vào máy xúc.
Trong đống bùn được xúc lên từ máy xúc trước đó người ta phát hiện có lẫn rất nhiều xương người, xương thú vật rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ đồng như bát đĩa, dao, liêm , kim khâu , tiền đồng, tiền cổ. Ông Cường sợ hãi liền cho dừng thi công yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng Hà Nội.
Tối hôm đó anh Hùng người lái máy xúc nhổ cọc đang khỏe mạnh vừa về đến nhà thì chợt lên cơn động kinh, mắt trợn và sùi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Người nhà của anh phải sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Lễ xong đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại. Mấy ngày sau bảo tàng Hà Nội cũng tổ chức một hội thảo khoa học, cuối cùng đưa ra kết luận rằng những đồ từ máy súc là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9 còn để lại.
3. Lễ bái mời thầy giải cũng không ăn thua
Sau kết luận của các chuyên gia tại bảo tàng Hà Nội ông Cường lo lắng việc thi công sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng công nhân liền cho người thu nhặt hết tất cả xương người cùng các hiện vật và chôn ở bờ sông. Hàng ngày cắt cử người hương khói, đi nhiều nơi mời thầy về làm lễ giải nhưng những người được mời về làm lễ giải đều bị ốm nặng hoặc chết trong một vài tháng sau đó.

Lễ bái mời thầy giải cũng không ăn thua
Và cứ như vậy công việc không tiến triển được cứ đắp đê lên lại vỡ, kè thép không vỡ nhưng nước xoáy từ dưới lên, đặt đá xuống thì đá chìm nhiều mũi khoan bị gãy nhanh khi khoan thăm dò ở giữa sông.
Anh em công nhân ở công trường thì luôn mơ thấy ma quỷ và từng gặp tai nạn lao động. Thậm chí cả thân nhân của họ cũng gặp phải nhiều chuyện bắt hạnh liên tiếp . Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy kèm theo xương người có khi cả đầu nâu. Điều đó khiến nhiều công nhân đã bỏ việc không dám ở lại. Cuối cùng công việc thi công cũng buộc phải dừng lại.
4. Nguyên nhân của vụ việc được cho là chấn yểm của Cao biền
Sau sự việc đáng sợ đó, các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam đã cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Theo truyền thuyết mục đích Cao biền chấn yểm là làm cho đất cứng hơn giúp thành xây lên không bị đổ và cũng để ngăn chặn người tài sinh ra tại đất Việt.

Nguyên nhân của vụ việc được cho là chấn yểm của Cao biền
Từ xa xưa đã có truyền thuyết về việc Cao biền dùng hơn 4 tấn sắt đồng chôn để chấn yểm đền Bạch mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ.
Cao Biền còn nhiều lần dựng đền tràng dùng 4 thứ kim loại, sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách Cao biền đã đặt bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.
Nhưng đây cũng chỉ là một trong những kết luận được đưa ra để giải thích về sự kiện kì lạ tại sông Tô Lịch mà thôi chứ không có căn cứ xác đáng nào.
Dưới một góc nhìn khác, theo nhà sử học Dương Trung Quốc một trong những cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của 3 con sông nên có địa tầng không ổn định dẫn đến việc khảo sát thiết kế xây dựng dự án gặp khó khăn. Tuy nhiên vì là nơi hợp thủy của 3 dòng sông nên cũng có thể có yếu tố của phong thủy và không loại trừ khả năng đây chính là di tích của một sự kiện nào đó của thời kỳ tiền thăng long – thời Cao biền làm tiết độ sứ.
5. Dư âm của thánh vật sông Tô Lịch
Sự việc mà chúng ta vừa tìm hiểu cũng đã được ông Nguyễn Hùng Cường chia sẻ trên báo nhiều năm trước đây gây rung đông dự luận và khiến nhiều người dân trong khu vực hoang mang.

Dư âm của thánh vật sông Tô Lịch
Mặc dù đến thời điểm hiện tại câu chuyện cũng đã lắng xuống thế nhưng sự kiện thánh vật Tô Lịch lại khiến cho đền Quán đôi làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy trở thành một thánh địa, một xứ thiêng để từng dòng người ùn ùn kéo đến làm lễ cũng bái. Thậm chí nếu bạn đến thăm đền Quán Đôi vào một ngày bình thường thì vẫn thấy bên trong đền có nhiều người đang hành lễ, xì sụp khấn vái.
Những bí ẩn sông Tô Lịch đến giờ vẫn chưa có được lời giải xác đáng. Bạn có tin vào sự việc chấn yểm sông Tô Lịch không ? Hãy để lại comment cho chúng ta biết ý kiến của bạn nhé